Định giá thương hiệu là công cụ duy nhất để tính toán được giá trị kinh tế của một doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Là phương pháp phù hợp với những thương hiệu có mục tiêu nhượng quyền, tìm kiếm thêm cổ đông hay tái cơ cấu lại doanh nghiệp. Cùng ICOLOR tìm hiểu nhé!

1. Định giá thương hiệu là gì?

Đinh giá thương hiệu là quá trình tổng hợp và đo lường giá trị kinh tế của một thương hiệu ở hiện tại và trong tương lai. Là một công cụ duy nhất có thể tính toán được giá trị của thương hiệu được tính bằng tiền, góp phần hỗ trợ đầu tư cho marketing và cho phép các nhà quản trị ra kế hoạch và ước lượng tầm quan trọng của những chiến lược đã đề ra.

định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu là gì?

2. Các phương pháp định giá thương hiệu

Có 3 phương pháp giúp doanh nghiệp có thể xác định giá trị thương hiệu của mình, các phương pháp này rất hay được các nhà thẩm định giá thương hiệu sử dụng.

2.1 Dựa vào chi phí đầu tư

Định giá thương hiệu dựa vào chi phí đầu tư (Cost Approach) là phương pháp định giá dựa trên tổng số ngân sách mà doanh nghiệp đã đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu. Phương pháp này dựa trên những báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã trả cho các khoản đầu tư trong quá trình xây dựng thương hiệu.

định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu dựa vào chi phí đầu tư

Phương pháp định giá thương hiệu này không nên sử dụng cho các thương hiệu đã có mặt từ lâu trên thị trường bởi rất khó để xác định được các mục đã chi trả cho thương hiệu trong quá trình xây dựng.

Công thức định giá: Giá trị thương hiệu = Tổng ngân sách đã đầu tư

2.2 So sánh với những tài sản tương tự trên thị trường

Phương pháp định giá thương hiệu bằng cách so sánh với những tài sản tương tự trên thị trường (The Market Approach) là phương pháp định giá bằng cách tổng hợp những tài sản hữu hình và vô hình của thương hiệu, sau đó định giá những tài sản đó dựa trên giá bán của những tài sản tương tự trên thị trường trong cùng thời điểm.

Công thức: Giá trị thương hiệu = Giá trị tài sản hữu hình + giá trị tài sản vô hình 

cách định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu bằng phương pháp so sánh

2.3 Ước tính thu nhập của thương hiệu

Định giá thương hiệu dựa trên ước tính thu nhập của thương hiệu (Income Approach) là phương pháp định giá dựa trên việc những tài sản (hữu hình + vô hình) của thương hiệu sẽ quy đổi ra dòng tiền là bao nhiêu trong tương lai.

thẩm định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu dựa vào ước tính thu nhập

Giá trị của thương hiệu trong tương lai được xác định dựa trên doanh thu của thương hiệu trong một năm và tỷ suất lợi nhuận (ROS).

Công thức: Giá trị thương hiệu = Doanh thu của thương hiệu – Chi phí vân hành

3. Mục đích của định giá thương hiệu

Các doanh nghiệp thường định giá thương hiệu nhằm xác định được giá trị của thương hiệu mình trên thị trường để phục vụ cho các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp:

  • Xác định giá trị khi cổ phần hóa;
  • Xác định giá trị trong hoạt động chia tách doanh nghiệp;
  • Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ;
  • Xác định giá trị trong chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu thương hiệu cho doanh nghiệp khác;
  • Xác định giá trị thương hiệu trong các vụ tranh chấp thương hiệu;
  • Xác định giá trị tăng trưởng của thương hiệu qua từng năm.

4. Ưu và nhược điểm của định giá thương hiệu

4.1 Ưu điểm

  • Định giá thương hiệu giúp các nhà quản trị nắm được giá trị thực của thương hiệu, tạo cơ sở trong việc đàm phán, hoạch định các chiến lược trong tương lai mà không lo bị lỗ hay chi trả quá nhiều cho các hoạt động.
  • Định giá thương hiệu giúp các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm, khi nhận được những báo cáo rõ ràng về những con số quan trọng, thể hiện được tình hình của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Điều này sẽ nhận được những đánh giá tốt, chuyên nghiệp trong suy nghĩ của những nhà đầu tư.
  • Định giá thương hiệu giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát về tình hình tài chính của thương hiệu, cũng như theo dõi được quá trình phát triển theo từng thời kỳ của thương hiệu, đồng thời giúp doanh nghiệp loại bỏ những chi phí không cần thiết làm giảm chi phí vận hành và tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp.

phương pháp định giá thương hiệu

Ưu và nhược điểm của định giá thương hiệu

4.2 Nhược điểm

  • Nguồn lực đầu tư cho việc định giá thương hiệu là khá lớn.
  • Những mô hình định giá thương hiệu hiện tại chưa thực sự chính xác và không mang tính khách quan.
  • Trong những vụ mua bán thương hiệu, dưới góc độ của người mua, họ thường không quan tâm tới giá trị tài sản vô hình của thương hiệu.
  • Những mô hình định giá thương hiệu thường không xem xét đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai thông qua tầm nhìn, chiến lược của ban lãnh đạo.

5. 5 bước xác định giá trị thương hiệu

5.1 Phân khúc thị trường

Thương hiệu ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, song có sự khác biệt ở mỗi thị trường. Thị trường của thương hiệu được chia thành nhiều nhóm khách hàng tương đối đồng nhất với nhau theo những tiêu chuẩn như sản phẩm hay dịch vụ, kênh phân phối, bằng sáng chế, khu vực địa lí, khách hàng hiện tại và khách hàng mới,… Thương hiệu được định giá theo mỗi phân khúc và tổng giá trị của các phân khúc sẽ cấu thành tổng giá trị của thương hiệu.

xác định giá trị thương hiệu

Xác định giá trị thương hiệu

5.2 Phân tích tài chính

Sau khi phân khúc được thị trường của thương hiệu thì ở mỗi phân khúc, xác định và dự báo doanh thu lẫn thu nhập từ các tài sản vô hình có được nhờ thương hiệu. Khoản thu nhập vô hình bằng doanh thu thương hiệu trừ đi chi phí hoạt động, các khoản thuế liên quan và lãi vay. Có thể nói khái niệm này cũng giống như khái niệm lợi nhuận về mặt kinh tế.

5.3 Phân tích nhu cầu

Chỉ số “ Vai trò của xây dựng thương hiệu” thể hiện phần trăm đóng góp của thu nhập vô hình có được nhờ thương hiệu. Nó được tính bằng cách xác định những nhánh nhu cầu khác nhau của việc kinh doanh dưới cùng thương hiệu, sau đó đo lường mức độ ảnh hưởng của thương hiệu. Thu nhập của thương hiệu bằng chỉ số “Vai trò của xây dựng thương hiệu” nhân với thu nhập vô hình.

5.4 Tiêu chuẩn cạnh tranh

Phân tích những thế mạnh và điểm yếu của thương hiệu nhằm xác định lãi suất khấu trừ thương hiệu (lãi suất này phản ánh độ rủi ro của thu nhập kỳ vọng trong tương lai có được nhờ thương hiệu), được đo lường bởi “Điểm số sức mạnh thương hiệu”. Để có được kết quả này, người ta kết hợp xem xét các tiêu chuẩn cạnh tranh và tập hợp kết quả đánh giá về thị trường của thương hiệu, mức độ ổn định, vị trí lãnh đạo, xu hướng phát triển, hỗ trợ, độ phủ thị trường,…

5.5 Tính toán giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu là giá trị hiện thời (NPV) của thu nhập dự đoán có được nhờ thương hiệu, bị khấu trừ bởi tỉ lệ khấu trừ thương hiệu. Kết quả NPV không chỉ rút ra ở thời điểm dự đoán mà còn ở thời điểm xa hơn nữa để có thể phản ánh khả năng tạo ra nguồn thu nhập liên tục trong tương lai của thương hiệu.

xác định giá trị thương hiệu

Định giá thương hiệu dựa trên tổng giá trị tài sản vô hình và hữu hình

6. ICOLOR – Đơn vị cung cấp dịch vụ định giá thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp

ICOLOR là đơn vị cung cấp dịch vụ định giá thương hiệu chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam đã có 16+ năm kinh nghiệm, được công nhận rõ ràng qua sự tin tưởng của hơn 500+ khách hàng qua 8000+ dự án trong suốt thời gian qua.

  • Kinh nghiệm: Hơn 18+ năm kinh nghiệm định giá thương hiệu và cung cấp giải pháp thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Tối ưu​​: Hiệu quả được tối ưu từ nguồn nhân lực chất lượng và quy trình làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo mang lại mức chi phí tốt nhất.
  • Giải pháp tổng thể: ICOLOR không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ định giá thương hiệu, chúng tôi đem đến giải pháp toàn diện và tổng thể cho thương hiệu của bạn.​
  • Uy tín: Dựa trên quá trình phát triển bền vững của công ty và được chứng thực bởi hàng ngàn dự án thực tế cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Chuyên sâu: Đội ngũ nhân sự bao gồm các chuyên viên định giá thị trường có con mắt nhạy bén, tâm huyết và giàu kiến thức về thương hiệu​.
  • Hỗ trợ: Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau khi hoàn thành dự án để khách hàng có được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.​

Định giá thương hiệu là một tiến trình quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần chú ý và đầu tư sao cho phù hợp. Phương pháp này có thể làm giảm chi phí vận hành doanh nghiệp cũng như tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư khi tham gia đàm phán, thương lượng.

Thông tin liên hệ:

Đơn vị tư vấn chiến lược tổng thể thương hiệu và truyền thông ICOLOR

Địa chỉ:

  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 19, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng TP.HCM:  1B Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM.

Điện Thoại: 0965 836 899 – 0965 836 829

Email: info@icolor.vn

Website: icolor.vn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay để có cơ hội nhận nhiều ưu đãi

Gửi yêu cầu đến iColor