Thương hiệu là một yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng đều lưu tâm đến. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã từng định nghĩa “thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biệt một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”. Có một thương hiệu tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tiến được một bước quan trọng tới thành công.
Xây dựng thành tố thương hiệu
Các yếu tố cấu thành thương hiệu được chia thành hai phần cơ bản: phần đọc được và phần không đọc được.
1. Tên nhãn hiệu
Cái tên là mũi dùi đầu tiên trong trận chiến giành giật sự lựa chọn của khách hàng và bạn phải được trang bị kỹ để giành được ưu thế ngay từ đòn phủ đầu… Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế.
Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm dịch vụ trong những tình huống mua hàng.
Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ. Đáp ứng các yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.
>> Tham khảo ngay dịch vụ đặt tên thương hiệu tại iColor Branding
2. Thiết Kế Logo
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Thông thường, logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. Các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích của logo đối với nhận thực nhãn hiệu của khách hàng là rất quan trọng.
Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ, so với nhãn hiệu, logo trìu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu không được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ.
Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm vì vậy, logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.
Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ hoạ, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu. Logo chính là biểu tượng đặc trưng, là “bộ mặt” của thương hiệu.
Thông thường, các chuyên gia áp dụng 03 cách thiết kế logo như sau:
Cách điệu tên nhãn hiệu: là tạo cho tên nhãn hiệu, tên công ty một phong cách thiết kế đặc thù.
Sáng tạo hình ảnh riêng: những hình ảnh cách điệu làm người ta liên tưởng đến tên nhãn hiệu, tên công ty hoặc lĩnh vực kinh doanh.
Kết hợp hình ảnh riêng và tên nhãn hiệu: logo thể hiện bằng hình vẽ tên nhãn hiệu.
Do tính đồ hoạ cao, logo rất dễ nhận biết và tăng khả năng phân biệt của sản phẩm. Hơn nữa, logo ít hàm chứa ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên có thể dùng logo cho nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Các doanh nghiệp thường xây dựng logo như là một phương tiện để thể hiện xuất xứ sản phẩm, thể hiện cam kết chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Trên thị trường có hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn logo ở mọi loại hình kinh doanh, nhưng bằng cách nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chúng trong những tình huống giao tiếp nhất định. Đằng sau mỗi cách thể hiện đó là lao động sáng tạo của các chuyên gia.
3. Khẩu hiệu (slogan)
Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn hiệu theo một cách nào đó. Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức nhãn hiệu một cách rõ rệt hơn vì tạo nên mối liên hệ mạnh giữa nhãn hiệu và chủng loại sản phẩm vì đưa cả hai vào trong khẩu hiệu. Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệu và điểm khác biệt. Đối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu, độc đáo của mình. Ví dụ: “Biti’s- Nâng niu bàn chân việt”; “Nippon- Sơn đâu cũng đẹp”;
Đây là quy trình quan trọng nhất để tạo nên một thông điệp, thông thường các nhà tiếp thị chuyên nghiệp thường thuê các công ty quảng cáo để sáng tác slogan cho nhãn hiệu của họ. Các công ty quảng cáo lớn thường có nhóm phụ trách dự án này bao gồm: bộ phận đặc trách khách hàng, giám đốc sáng tạo (creative director), copy writer ( người viết lời).
Nhóm này sẽ thu thập tất cả yêu cầu từ khách hàng, nghiên cứu và viết lại định hướng sáng tác, sau đó trao đổi lại với khách hàng về định hướng này nhằm mục đích thống nhất giữa khách hàng và nhóm thực hiện.
Trong quá trình thực hiện giám đốc sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng sáng tác cho thương hiệu rõ ràng, sau khi định hướng được thống nhất nhóm sẽ bắt tay vào việc, bộ phận đặc trách có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, nghiên cứu cho nhóm sáng tác, nhóm sáng tác có nhiệm vụ “hành động” bằng cách tìm hiểu thực tế, cặn kẽ về sản phẩm dịch vụ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, năng lực thương hiệu…và đây là công đoạn của “khám phá”.
Giám đốc sáng tạo sẽ “chế tạo” và phối hợp cùng copy writer để dựng lên slogan, thông thường giám đốc sáng tạo (creative director) sẽ dựa trên những thành phần sau để tạo nên một slogan:
– Giá trị nhãn hiệu:là tất cả những giá trị, tinh thần, định tính, thuộc tính mà nhãn hiệu muốn truyền tải. Chẳng hạn abviet.com cung cấp cho khách hàng những thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp chi tiết bằng hình ảnh, thông tin, logo…mang nét mới lạ, đột phá và tiên phong đó là những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách và giá trị riêng biệt của thương hiệu đó.
– Nhu cầu của khách hàng:qua những nghiên cứu chuyên nghiệp, những khảo sát thực tế, cũng như đúc kết từ các dịch vụ khác về nhu cầu bên trong của khách hàng, lựa chọn nhu cầu tiềm năng và quan trọng nhất để đáp ứng. Đối với khách hàng tìm kiếm thông tin trên mạng cái quan trọng nhất là hình ảnh, văn bản và thông tin chi tiết tất cả phải nhanh và chính xác mới tạo sự tin cậy cho khách hàng khi tìm kiếm thông tin đáp ứng nhu cầu công việc và phát triển sản phẩm của mình ra thị trường.
4. Giá trị của thương hiệu
Yếu tố này bao gồm những đặc điểm, tính chất nổi bật và tích cực mà khách hàng sẽ liên tưởng đến ngay tức khắc khi nhìn thấy logo hoặc nghe tên thương hiệu, sự tin tưởng đối với thương hiệu cũng như sự trung thành với sản phẩm cùng nhãn hiệu đó. Yếu tố này còn được gọi là “sự liên tưởng thương hiệu”.
Ngoài ra còn các yếu tố khác như thành tích mà doanh nghiệp đạt được, uy tín mà doanh nghiệp đã gây dựng ,…
Branddance không hướng tới xây dựng thương hiệu cung cấp sản phẩm mà là một sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có hiểu biết về khách hàng nhằm đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
>>>Nếu bạn không đủ thời gian và nhân sự để xây dựng chiến lược thương hiệu tốt, hãy tham khảo ngay dịch vụ tư vấn thương hiệu của iColor Branding, chúng tôi có kinh nghiệm phục vụ cho hơn 6.000+ khách hàng là các doanh nghiệp hàng đầu. Hãy để iColor Branding đồng hành cùng bạn!