Một trong những “nguyên tắc vàng” của việc đầu tư là đánh giá mô hình kinh doanh với kế hoạch tài chính. Thực tế, chúng ta đánh giá mô hình kinh doanh với bất cứ lĩnh vực cụ thể để đầu tư và có thể nói rằng chúng ta được “mô hình kinh doanh” thúc đẩy (chứ không phải ngành nghề).
Không nhất thiết phải có một định nghĩa nhất quán cho mô hình kinh doanh, nhưng định nghĩa của Wiki cũng tương đối tốt. Theo đó mô hình kinh doanh là “sự hợp lý về việc làm thế nào một tổ chức tạo ra, phân phối và nắm bắt giá trị.” Theo định nghĩa này, chúng ta có thể thấy rằng mô hình kinh doanh là lời giải thích cho việc làm thế nào một công ty chuyển ý tưởng thành giá trị hoặc một cách thẳng thắng hơn là thành tiền. Không nghi nghờ gì rằng sự quan trọng của mô hình kinh doanh là mô hình tiền hóa.
Trong nhiều năm qua, chúng ta đã học được rằng có một công việc kinh doanh không nhất thiết phải có nghĩa là bạn phải có mô hình kinh doanh. Nghĩ đến thời kỳ hoàng kim của dot-com, khi việc vận chuyển thức ăn cho thú cưng giá 89 xu trong dịch vụ FedEx 18 đô là một công việc kinh doanh. (Một vài trong số những kiểu lường gạt đó nổi lên trong giới kinh doanh trực tuyến tin rằng bạn có thể đợi để chỉ ra làm thế nào bạn có thể kiếm được tiền).
Khi còn điều hành công việc kinh doanh, tôi và cộng sự đã chứng kiến và trải nghiệm một mô hình kinh doanh mà chúng tôi ưa thích nhất lấy luồng tiền làm cơ sở căn bản và khả năng phát triển luồng tiền đó là quy mô kinh doanh.
Dưới đây là mô hình đó: Doanh thu tuần hoàn + đòn bẩy chi phí cố định = luồng tiền tốt hơn.
Nếu bạn có thể thấy một doanh nghiệp có doanh thu lặp lại cao (và thường tạm ứng cho việc quay vòng doanh thu) và nếu bạn có thể duy trì chỉ số CAPEX (chi phí – phí tổn) giả dụ thấp hơn 10% thì rất có thể bạn là người chiến thắng. Các doanh nghiệp thực hiện mô hình này thường có liên quan đến một số dạng khác nhau của sở hữu trí tuệ (IP). Nghĩ đến một vài ví dụ như tiền bản quyền, phí chuyển nhượng từ chuỗi đa thương hiệu; doanh thu từ việc đăng khí cho ứng dụng phần mềm, phí cấp phép thương hiệu và phí cấp phép cho công nghệ và kiểu dáng.
Chủ đề chung của tất cả những ví dụ này là thường có một khoản đầu tư trước vào việc phát triển một số hình thức của IP (nội dung, phần mềm, thương hiệu, kiểu dáng, hoặc công nghệ), một khi đã được phát triển và chứng minh rằng có khả năng thu phí cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên cơ sở phí quay vòng.
Đây không phải là một khoản đầu tư nhỏ, nhưng nếu bạn làm đúng, bạn có thể tạo ra một hàng rào bảo vệ vững chắc trên cơ sở IP đã tạo ra. Từ điểm đó, chừng nào việc nghiên cứu và phát triển còn tiếp tục và CAPEX còn được quản lý thì luôn có một đòn bẩy lớn trong mô hình này.
Những tranh cãi xung quanh SaaS (phần mềm dịch vụ) là do sự hấp dẫn của mô hình “xây dựng một lần nhưng sử dụng mãi mãi” trong đó chi phí cận biên của mỗi giao dịch lũy tiến là nhỏ nhất. Không phải ngẫu nhiên mà Bill Gates, một trong số những người giầu nhất sử dụng mô hình này.
Trong suốt những năm làm việc cùng cộng sự Dick Harrington tại tập đoàn The Thomson (giờ là Thomson-Reuters), chúng tôi tập trung vào việc tìm và xây dựng dịch vụ thông tin “phải có” có tiềm năng lớn trong việc tạo ra doanh thu lặp lại cao. Hiểu rằng đây là mục tiêu nên chúng tôi tập trung hết sức vào ma trận những phần trăm trong doanh thu có thể mang lại doanh thu quay vòng.
Các công ty mang lại những điều “phải có” thường có doanh thu quay vòng lớn hơn 90% và đó là điều chúng tôi cuối cùng cũng đạt được trong nhiều công việc kinh doanh tại Thomson. Chúng tôi hiếm khi cân nhắc một mô hình kinh doanh không đạt ít nhất 75% doanh thu quay vòng với tiềm năng thực hiện đạt trên 90%
Một điểm hấp dẫn khác của mô hình này là bạn thường có được luồng tiền trước. cụ thể là việc đăng ký bao gồm việc thanh toán trước khi chuyển giao dịch vụ. Trong khi bạn cần phải ghi nhận doanh thu khi phân phối dịch vụ thì bạn lại có lợi ích của việc có tiền trước.
Tất nhiên là cũng có những ví dụ về những việc kinh doanh có những việc định giá và thanh khoản bất thường trước khi chứng minh được tính bền vững của mô hình kinh doanh. Nhưng những việc kinh doanh này thường phụ thuộc nhiều vào sự kịp thời của việc nắm bắt giá trị hơn là sự ổn định của giá trị khách hàng thực sự và việc tạo ra luồng tiền bền vững thực sự.
Nhưng một mô hình kinh doanh là nơi bạn có được phần lớn khách hàng của bạn vào mỗi năm, nơi chi phí để phân phối cho khách hàng mới là 0 về mặt quy mô và nơi bạn có được rất nhiều tiền – vậy thì bạn còn đòi hỏi điều gì nữa? Đây chính là mô hình kinh doanh chúng ta yêu thích và thực sự nó có thể là mô hình kinh doanh tốt nhất trên thế giới.
– Bài viết của Anthony Tjan trên Harvard Business Publishing –
(Theo Tuần Việt nam dịch)