Cảm nhận giá trị khác biệt!

Thương hiệu đóng vai trò to lớn trong việc khẳng định vị trí doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Một thương hiệu vững mạnh sẽ giúp thu hút khách hàng mới, tạo lòng tin và biến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Chính vì thế mà việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu đang ngày càng trở nên quan trọng và mang ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây cùng iColor Branding nhé!

Định Vị Thương Hiệu Là Gì?

Định vị thương hiệu là tạo dựng cho doanh nghiệp những nét riêng khác biệt so với các thương hiệu khác, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Giống như việc người con người luôn cố gắng nỗ lực để được tôn trọng trong xã hội, doanh nghiệp cũng cần được định vị để tạo được sức ảnh hưởng với khách hàng.

Dễ hiểu hơn là khi bạn nhắc đến quả táo cắn dở thì bạn sẽ nghĩ ngay đến Thương Hiệu “Apple” nghĩ ngay điện thoại iPhone,….

Trong quá trình kinh doanh sau này, một thương hiệu đã được định vị vững vàng trong tâm trí khách hàng thường dễ dàng mở rộng quy mô, phân khúc sản phẩm hơn. Và khi đó, bạn sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí truyền thông nhưng vẫn có được sự uy tín nhất định trên thị trường.

Tóm lại, định vị thương hiệu đem đến cho bạn một nền tảng vững chắc từ giai đoạn thành lập doanh nghiệp đến khi phát triển và mở rộng.

Xây dựng Chiến Lược Định Vị Như Thế Nào?

Hiện nay cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu đi kèm với các chiến lược Marketing giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt,Trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng tùy thuộc vào thị trường cũng như tiềm lực của doanh nghiệp bạn. Sau đây là 09 chiến lược định vị thương hiệu phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

1. Chiến lược dựa vào chất lượng

Đây là một chiến lược lâu dài và bền bỉ. Điều mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy sẽ mất khá lâu để khách hàng kiểm chứng và bị chinh phục bởi chất lượng sản phẩm nhưng khi đã định vị thành công thì thương hiệu của bạn sẽ sống mãi với thời gian. Ví dụ như thương hiệu điện thoại Nokia, dù đã đóng hoạt động kinh doanh trên nhiều nước nhưng độ bền của sản phẩm vẫn luôn được đánh giá rất cao.

2. Chiến lược dựa vào giá trị

Giá trị là những gì thật sự có ý nghĩa mà doanh nghiệp có thể đem đến cho khách hàng ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản. Ví dụ như những hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới: Louis Vuitton, Chanel, Prada,… ngoài việc đáp ứng nhu cầu mặc thời trang còn đem đến cho khách hàng một giá trị nhất định là đẳng cấp sang trọng. Chính trải nghiệm này khiến khách hàng hài lòng và muốn gắn kết với thương hiệu.

3. Chiến lược dựa vào tính năng

Nhấn mạnh vào tính năng của sản phẩm là cách mà nhiều doanh nghiệp trong ngành hàng công nghệ thường sử dụng, đặc biệt là di động. Tuy nhiên, kế hoạch định vị thương hiệu dựa vào tính năng sẽ dễ dàng mất tác dụng nếu trên thị trường xuất hiện những sản phẩm mới có tính năng hoàn thiện hơn. Đó chính là lý do những doanh nghiệp này phải liên tục đổi mới sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.

4. Chiến lược dựa vào mong ước

Hãy xây dựng kế hoạch định vị thương hiệu bằng cách khơi gợi niềm mong muốn của khách hàng. KitKat đã thực hiện rất tốt chiến lược này khi đưa ra thông điệp “Nghỉ giải lao, xơi Kitkat” để những lúc khách hàng muốn nghỉ giữa giờ làm việc sẽ nhớ ngay đến Slogan này.

5. Chiến lược dựa vào vấn đề, giải pháp

Những doanh nghiệp ngành dược phẩm thường sử dụng chiến lược này, nhắc đến các vấn đề khách hàng gặp phải và đưa ra giải pháp chính là sản phẩm của họ. Ví dụ như hãng thuốc Panadol đã rất thành công với thông điệp ngắn gọn “Giảm đau, hạ sốt, không gây buồn ngủ”.  Đây cũng là một cách hay để gây ấn tượng với khách hàng, khiến họ quan tâm và sử dụng sản phẩm.

6. Chiến lược dựa vào đối thủ

Nhiều hãng bột giặt, dầu gội đầu có một thời gian rất chuộng chiến lược định vị thương hiệu này. Doanh nghiệp sẽ so sánh sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh để chứng minh chất lượng. Ví dụ như OMO đã từng có TVC quảng cáo so sánh “bột giặt OMO đánh tan vết bẩn nhanh và sạch hơn không chỉ một mà là năm muỗng bột giặt thường cộng lại”. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chiến lược này có thể sẽ gây ra một hình ảnh xấu cho doanh nghiệp vì đang cố tình hạ thấp đối thủ không có căn cứ.

7. Chiến lược dựa vào cảm xúc

Tấn công vào cảm xúc khách hàng là một cách hiệu quả để định vị thương hiệu. Baemin đã làm rất tốt chiến dịch này khi lựa chọn phong cách thiết kế và truyền thông đơn giản, bình dị nhưng thân quen. Điều này khiến khách hàng cảm thấy gần gũi, có thiện cảm và mong muốn trải nghiệm dịch vụ.

8. Chiến lược dựa vào trải nghiệm mua hàng

Cách này sẽ không xuất phát từ sản phẩm mà tập trung từ khách. Doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình mua hàng riêng, khiến họ cảm thấy được quan tâm một cách rất đặc biệt. Ví dụ như cách mà Thế Giới Di Động chăm sóc khách hàng. Từ thái độ phục vụ tận tình của bảo vệ đến cách tư vấn chu đáo của nhân viên hay việc chủ động gọi điện cho khách để nhận phản hồi. Tất cả đều nhằm mục đích đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.

Đặc biệt đối với nền tảng thương mại điện tử, trải nghiệm của khách trước và trong quá trình mua hàng là điều vô cùng quan trọng. Vì lúc khác đặt hàng bạn không thể nào có mặt cạnh bên để hướng dẫn từng chút một. Đó là lý do mọi thao tác mua hàng trực tuyến phải được tối ưu càng đơn giản càng tốt nhưng vẫn phải đảm bảo các thông tin giao dịch. Hơn nữa, phương thức thanh toán phải đa dạng nhằm tương thích với phương thức khách hàng đang sử dụng. Để làm được điều này, nhiều thương hiệu đã sử dụng phần mềm xây dựng Website thương mại điện tử Magento để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, giúp quản lý hiệu quả công việc kinh doanh trực tuyến.

9. Chiến lược dựa trên công dụng

Công dụng chính là tính ứng dụng của sản phẩm. Bạn nên sử dụng chiến lược này nếu sản phẩm của bạn có tính ứng dụng cao, ví dụ như sơn Nippon “Sơn đâu cũng đẹp”. Đây là một định vị an toàn và dễ dàng chiếm được lòng tin của khách.

Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu chi tiết từ A-Z

Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cần phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bởi những chiến lược định vị ban đầu sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp. Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu gồm 5 bước chi tiết như sau:

Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu

Đầu tiên, bạn cần xác định được đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình là ai. Nhóm khách hàng mục tiêu này đang quan tâm đến vấn đề gì, họ cần hỗ trợ giải pháp nào, đặc điểm nhân khẩu học ra sao… Có thể phác thảo nên một bản chân dung khách hàng để phục vụ hoạt động định vị thương hiệu tốt hơn.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, bạn cần hiểu rõ về họ. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng nên đừng lơ là bỏ qua bước này. Đây chính là đối thủ có thể cướp đi tệp khách hàng tiềm năng của bạn và cũng có thể là đơn vị cho bạn nhiều bài học, kiến thức giá trị. 

Bước 3: Nghiên cứu các thuộc tính của sản phẩm

Những thuộc tính nào có tác động tới quyết định mua hàng của khách thì đều cần được nghiên cứu. Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được để xác định đúng điểm bán hàng độc nhất, đặc tính nổi trội nhất của sản phẩm. Đó là điểm mấu chốt tạo nét riêng cho thương hiệu. Thêm vào đó là các đặc điểm bổ trợ khác.

Bước 4: Xác định phương pháp định vị phù hợp

Đã hiểu mình rõ người, bạn cần xác định được phương pháp định vị phù hợp nhất với mục đích, đặc điểm doanh nghiệp của mình. 

Bước 5: Định vị thương hiệu

Quy trình định vị thương hiệu có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào bước đi cuối cùng này.
Có thể sử dụng một sơ đồ định vị để dễ hình dung về vị trí thương hiệu của bạn đang ở đâu trong sơ đồ này. Các thành phần của sơ đồ là đặc tính nổi bật của thương hiệu. Từ đó sẽ xây dựng nên những chiến dịch truyền thông quảng bá nhằm khẳng định hình ảnh thương hiệu đi kèm ý nghĩa định vị đến khách hàng một cách rõ ràng nhất, dễ nhớ nhất, ấn tượng nhất.

Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được ấn tượng tốt với khách hàng, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững sau này. Theo dõi Thư Viện Kiến Thức của iColor Branding để cập nhật thêm nhiều kiến thức Thương hiệu hữu ích.

Ngày đăng: 17/03/2022

Rate this post
Marketing Strategy & Research Expert : Công Phạm

Marketing Strategy & Research Expert

Công Phạm

Co - Founder & CEO của iMedia.vn - Hệ sinh thái truyền thông thương hiệu và chuyển đổi số. Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu và truyền thông với 15 năm kinh nghiệm điều hành và phát triển doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay để có cơ hội nhận nhiều ưu đãi

Gửi yêu cầu đến iColor