Cảm nhận giá trị khác biệt!

Tôi muốn được đưa ra một giả thuyết: Mặc dù tất cả những phấn khích xung quanh truyền thông xã hội thì mạng Internet cũng không kết nối chúng ta nhiều như chúng ta nghĩ. Phần lớn gia đình trở nên nhạt nhẽo, giả tạo trong các mối liên kết, cái mà chúng ta gọi là quan hệ mỏng.

Trong suốt thời kỳ bong bóng sơ khai, các ngân hàng và các nhà môi giới đã phải lần lượt bán đi các món nợ xấu – những món nợ không dễ đòi được. Ngày nay, truyền thông “xã hội” đang giao dịch thương mại trong những mối liên kết chất lượng thấp – những liên kết mà không chắc mang lại những mối quan hệ lâu dài, có ý nghĩa.

Hãy gọi nó là lạm phát mối quan hệ. Trên danh nghĩa, bạn có nhiều mối quan hệ hơn – nhưng trên thực tế, chỉ một số ít, nếu có trong đó là có giá trị thực tế. Cũng như lạm phát tiền tệ làm hạ giá trị của đồng tiền, lạm phát xã hội hạ thấp các mối quan hệ. Mỗi từ “quan hệ” đang bị giảm giá trị. Nó từng được sử dụng để diễn đạt một ai đó bạn có thể trông mong. Ngày nay, nó có nghĩa một ai đó bạn có thể đổi chác những thứ linh tinh.

Những mối quan hệ mỏng là ảo ảnh của những mối quan hệ thực. Mối quan hệ thực là hình mẫu của sự đầu tư lẫn nhau giữa các bên. Tôi đầu tư vào anh, anh đầu tư vào tôi. Cha mẹ, con cái, vợ chồng – tất cả đều là sự đầu tư đa chiều, về thời gian, tiền bạc, kiến thức và sự chăm sóc. “Mối quan hệ” trung tâm của bong bóng xã hội không phải là thực bởi vì chúng không được biểu thị bằng sự đầu tư tương hỗ lẫn nhau. Trên hết, chúng được biểu thị bởi một nhóm nhỏ thông tin hay sự quan tâm đâu đó.

Dưới đây là những bổ sung hỗ trợ cho giả thuyết của tôi.

Niềm tin. Nếu chúng ta xem truyền thông xã hội ở giá trị bề ngoài, số bạn bè trên thế giới đã lên gấp trăm lần. Nhưng chúng ta đã từng thấy sự gia tăng đi kèm với sự tin cậy hay chưa? Tôi biện luận là không. Giờ đây, có thể sẽ mất thời gian mới thấy được những lợi ích hiển nhiên. Nhưng các mạng lưới xã hội đã có xung quanh ta hàng nửa thập kỷ, và xã hội dường như chỉ khá lên chút ít mà thôi.

Sự bất trao quyền. Nếu các công cụ xã hội tạo ra các giá trị kinh tế thực, chúng ta mong đợi nhìn thấy một hiệu quả thay thế. Chúng đã thay thế – miễn trung gian – “người gác cổng” của ngày hôm qua. Tuy nhiên, chúng đang tăng cường trao quyền cho “người gác cổng”. Các mạng xã hội yêu thích của bạn đang không miễn trung gian với các hãng PR, những nhà tuyển dụng hay các hình thức môi giới khác. Chúng đang tạo ra vô số những cái mới.

Internet bản thân nó không trao quyền cho chính phủ bằng cách lên tiếng với những cái trước kia không lên tiếng được; nó trao quyền cho các quốc gia có thẩm quyền để hạn chế và giới hạn quyền tự do bằng cách hạ thấp triệt để chi phí giám sát, thực thi. Quá nhiều cho các mối quan hệ trực tiếp, không trung gian.

Căm ghét. Có một mỹ từ: Internet không ngừng trong tình yêu. Mặc dù nói một cách công bằng, nó đầy sự căm ghét: sự đả kích phi lý vào người gần nhất, nơi hay vật gần nhất chỉ khác nhau một chút. Đọc bất kỳ báo nào về những đoạn bình luận web gần đây chưa? Thường thì, chúng là những rắc rối khổng lồ của những cáu gắt và lời lẽ chua cay. Vượt xa cuộc đối thoại đầy ý nghĩa, các web “xã hội ” ngày nay là một thế giới đầy những ngôn ngữ tương đương như những cú đột kích.

Sự loại trừ. Khi đã có căm ghét, ít nhất một phần, bởi vì sự đồng dạng: ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Kết quả là những người tự tổ chức thành các nhóm yêu thích để yêu thích. Nhưng hiếm thấy những khoảng cách giữa những sự khác biệt được lấp đầy. Tuy nhiên, đó là nơi mà hầu hết các mối quan hệ bắt đầu. Là “bạn” với 1000 người, những người bị ám ảnh với hình mẫu của những năm 1960,  các giai cấp không thể có tình bạn được – nó chỉ là một sự đơn lẻ, được chia sẻ đơn lẻ.

Giá trị. Qua thử thách mới biết dở hay. Nếu “các mối quan hệ” được tạo ra ngày nay trên Internet là có giá trị, có thể những người (hay những người quảng cáo) phải trả tiền cho cơ hội được tận hưởng chúng. Tuy nhiên, một số ít, nếu có, cũng có thực – ở đâu đó. Ngược lại, vì “những mối quan hệ” không có giá trị, các công ty, như đã nói, buộc phải cố gắng và đúc chúng thành tiền trong những cách đáng ngờ một cách có đạo đức, có chọn lọc. Đó là bởi vì không có “ở đó”. Tôi có thể trao đổi một số việc với những người lạ – giả mạo tại bất kỳ nơi nào trên mạng. “Bạn” như vậy giống như một món hàng – không có giá trị và không thật tốt.

Hậu quả của sự lạm phát mối quan hệ là gì? Ba thứ ung nhọt đang ăn mòn sự sống còn của các trang web ngày nay. Thứ nhất, mối quan tâm không được phân phát một cách hiệu quả; người ta phát hiện ít những thứ mà họ thấy có giá trị hơn là mọi người khác thích. Thứ hai, mọi người đầu tư vào những nội dung có chất lượng thấp. Farmville chắc chắn không phải là Casabalanca. Thứ ba, và có tác hại nhiều nhất, là sự làm suy yếu đi của Internet như một thế lực vĩnh viễn. Không chỉ Farmville không là Casablanca, nó cũng không là Kiva nữa.

Một trong số những ví dụ sâu sắc của sự hứa hẹn về truyền thông xã hội, Kiva phân phối tín dụng nhỏ có ý nghĩa hơn. Trái lại, Farmville thì hầu như là vô dụng về mặt xã hội. Nó không khiến những vụ lừa phỉnh hữu hình khá hơn; nó chỉ làm cho những kẻ quảng cáo khá hơn mà thôi.

Hãy tóm tắt lại. Trên khía cạnh cầu, lạm phát quan hệ tạo ra những hiệu ứng của cuộc thi sắc đẹp, nơi, chỉ cần mỗi một sự đánh giá bầu chọn cho thí sinh mà họ nghĩ là những người khác sẽ thích nhất, người ta truyền tải những điều người ta nghĩ người khác muốn. Trên khía cạnh cung, lạm phát quan hệ tạo ra hiệu ứng của cuộc thi đại chúng, nơi mọi người (và các nghệ sĩ) cố gắng để thu hút sự chú ý bản năng và tức thì – thay vì tạo ra thứ kinh hoàng.

Xã hội không phải là những cuộc thi sắc đẹp hay những cuộc thi đại chúng. Chúng là một sự bóp méo, một bức tranh biếm họa của những thứ có thật. Nó về lòng tin, sự liên hệ và cộng đồng. Đó là cái mà có quá ít trong ứng dụng truyền thông ngày nay, mặc dù tất cả những huyên áo om sòm xung quanh các công cụ truyền thông xã hội.

Sự hứa hẹn của Internet đã không chỉ làm lạm phát các mối quan hệ, không có chiều sâu, sự cộng hưởng và ý nghĩa gia tăng. Nó còn chép lại cơ bản phong cách của con người, cộng đồng, xã hội công dân, doanh nghiệp và quốc gia – qua các mối quan hệ dày hơn, mạnh mẽ hơn và có ý nghĩa hơn, là nơi mà tương lai truyền thông nằm ở đó.

Hiện tại đây chỉ là giả thuyết. Xin cứ tự nhiên bất đồng quan điểm với tôi, thách thức tôi – hay để mở rộng và minh họa lên trên nó. Sắp tới, tôi sẽ thảo luận cái mà chúng ta có thể làm về nó.

Theo Tuanvietnam

Ngày đăng: 31/07/2018

Rate this post
Marketing Strategy & Research Expert : Công Phạm

Marketing Strategy & Research Expert

Công Phạm

Co - Founder & CEO của iMedia.vn - Hệ sinh thái truyền thông thương hiệu và chuyển đổi số. Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu và truyền thông với 15 năm kinh nghiệm điều hành và phát triển doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay để có cơ hội nhận nhiều ưu đãi

Gửi yêu cầu đến iColor