Thiết kế bộ nhận diện Bệnh viện. Đi đến nhiều BV trên khắp dải đất hình chữ S, nhận thấy câu chuyện “Bộ nhận dạng thương hiệu” cũng đáng để tìm hiểu. Có BV tới thời điểm này chưa có logo; có bệnh viện có logo nhưng lúc thì logo cũ, lúc thì logo mới, nói chung chẳng có gì có thể gợi nhớ đến hình ảnh của bệnh viện; có bệnh viện thì bắt đầu làm Bộ nhận dạng thương hiệu nhưng nhìn quanh BV thì còn nhiều màu sắc “lạc loài” khác.
Với góc nhìn của dân ngoại đạo, nói trước để các Anh Chị nhẹ tay, nhưng gạch đá thì em vẫn nhận đầy đủ, càng nhiều càng tốt để học thêm, coi như là một bài tập nho nhỏ cho mình, trong buổi sáng cuối tuần đẹp trời như hôm nay.
Bộ nhận dạng thương hiệu dùng để làm gì?
Nói nôm na (chứ còn nói “đúng sách” thì Anh Chị nào quan tâm cứ.. google là ra đủ hết) thì Bộ nhận dạng thương hiệu là cái mà “chỉ cần liếc mắt qua thì khách hàng cũng nhận ra mình giữa muôn ngàn nhãn hiệu”.
Mà cái dễ dàng nhất để người bệnh – khách hàng nhanh chóng nhận ra mình thì không có cái gì khác ngoài MÀU SẮC.
Và màu sắc được quyết định ngay từ viên gạch đầu tiên của Bộ Nhận dạng thương hiệu chính là: LOGO.
Nhìn vào đây sẽ thấy logo muôn màu muôn vẻ của các Bệnh viện: >>logo<<
Nhiều người sẽ thắc mắc, nếu vậy thì logo nên có một màu cho dễ nhận diện, chứ nhiều màu chi cho rối. Thực ra, ít màu hay nhiều màu thì chẳng liên quan gì, cần nhất vẫn là “mình khác biệt”.
1. Đăng ký nhãn hiệu
Để bắt đầu câu chuyện về Bộ nhận dạng thương hiệu, BV cần phải Đăng ký nhãn hiệu với Cục sở hữu trí tuệ
2. Triển khai Bộ nhận dạng thương hiệu
Khâu triển khai này, các Anh Chị cứ hình dung, toàn bộ bảng hiệu, vật dụng, tài liệu,… cần được thiết kế bề ngoài sao cho.. chỉ cần liếc mắt là biết đồ của BV mình.
Nói nôm na, ít nhất là bảng biểu, giấy tờ chỉ cần cái khung theo màu chuẩn, bên trong thì chữ nghĩa phải chạy cho đúng kiểu font chữ và màu sắc là được.
Với tài liệu mẫu này, chỉ cần có 1 bạn biết thiết kế, phối hợp màu sắc thì một BV đã có logo trong vài ngày là đã có thể toàn bộ tài liệu tương tự, theo đúng màu sắc của BV.
Để hiểu hơn về câu chuyện này, xin phép dẫn lời của PGS.TS Nguyễn Thái Sơn, GĐ Bệnh Viện ĐK Đức Giang Hà Nội, một đơn vị đang triển khai rât tốt hoạt động Nhận dạng thương hiệu: “Nhận dạng thương hiệu là một bước tiến tinh tế của quá trình làm Quản lý chất lượng. Đức Giang có 3 màu chủ đạo, chúng tôi cố gắng đi đâu trong BV cũng chỉ có 3 màu đó. Nếu có ai dán một giấy tờ gì đó lên mà không theo Bộ nhận dạng thương hiệu thì mọi người có quyền lột bỏ ngay lập tức”.
Chia sẻ của các Anh Chị trên diễn đàn CLB:
Bảo Giang Thật ra, bên cạnh tính “khác biệt”, điều cần nghiên cứu kỹ là tính “phù hợp” của Hệ thống nhận diện. Tức là phải tìm hiểu kỹ về “tính cách” của sản phẩm, cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Ví dụ: bộ nhận diện cho bệnh viện nên tránh màu đen, bộ nhận diện của BV Nam khoa thì không sử dụng màu hường.
Vậy nên có thể nói, nếu tính KHÁC BIỆT là điều kiện cần để bạn được người ta chú ý, thì tính PHÙ HỢP là điều kiện đủ để bạn chiếm cảm tình của khách hàng mình.
Cũng lưu ý thêm, trong hệ thống nhận diện, không chỉ có những sản phẩm hữu hình, mà còn có các sản phẩm vô hình, ví dụ: câu chào của call center khi khách hàng gọi đến, là cả quy trình chăm sóc khách hàng. Và nó không chỉ đến từ chính chủ thể, mà còn liên quan đến các đối tác liên quan. Ví dụ: nhân viên bãi xe bệnh viện, dù có khi không do bệnh viện quản lý, nhưng nó cũng là 1 yếu tố để khách hàng nhận diện ra mình.
Túm lại, hệ thống nhận diện là tất cả những thứ mà chúng ta dùng để phân biệt chúng ta với 1 ai đó.
Vài ý kiến cá nhân và chủ quan, mong nhận thêm nhiều sự chia sẻ của các Anh, Chị!
Dinh Dung Ngo Bộ nhận diện thương hiệu, hay ta thường nói về LOGO cũng như một cái áo ngoài thể hiện văn hoá và sứ mệnh của tổ chức, những giá trị mà tổ chức đó muốn đem đến cho khách hàng. Nhưng quá nhiều tổ chức chỉ lo may cái áo đẹp mà chưa rõ ràng về tính cách của mình nên áo ko phù hợp! Một hiện tượng nữa là sau khi có áo đẹp rồi là hết thôi, các công ty kinh doanh phải có các chương trình truyền thông để giáo dục, giới thiệu với KH về cái áo/ giá trị của mình. Cái này là Brand activation, nhưng với những tổ chức chỉ dừng ở viếc thiết kế bộ nhận diện là xong thì rất tiếc anh cũng như người mặc “áo gấm đi đêm” và chẳng mấy ai biết, quan tâm cái áo đó. Túm lại, mọi chuyện bắt đầu từ chiến lược thương hiệu, xa hơn nữa là cái chiến lược kinh doanh, chứ cái áo không làm nên thầy tu
Tran Khanh Tung Đó là câu chuyện dài tập. Nhận thức được tầm quan trọng của CI là tốt và bước tiếp là làm thế nào để phù hợp và tối ưu nhất cho công ty lại quan trọng vô cùng. Thật sự có rất nhiều nguyên tắc cho CI, và một trong những nguyên tắc quan trọng là tính consistantly