Truyền thông là một công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong việc phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp. Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, doanh nghiệp còn cần có kế hoạch tiếp cận và quảng bá thương hiệu của mình đến với khách hàng sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp ngày càng gay gắt như hiện nay.
Một chiến lược truyền thông hiệu quả cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các công cụ sao cho hiệu quả mang lại là tối đa. Để có được điều này, chiến lược truyền thông cần được lên kế hoạch bài bản, chi tiết và quan trọng là được đề ra bởi một đội ngũ có chuyên môn cao, hoạt động chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, điều này là rất khó để thực hiện do để duy trì một đội ngũ như thế thì kinh phí mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ không nhỏ trong khi hiệu quả mang lại vẫn chưa có gì là đảm bảo.
Hiểu được trở ngại này, iColor với đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược đã từng triển khai nhiều kế hoạch cho những nhãn hiệu tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong vần đề này.
Bên cạnh việc xem xét các yếu tố tổng quan, môi trường bên ngoài, chúng tôi sẽ tiếp cận trực tiếp môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhằm có một cái nhìn chân thực, cụ thể nhất của doanh nghiệp, từ đó đưa ra một chiến lược dài hạn để định hướng và phát triển thương hiệu một cách nhất quán, song song đó là những kế hoạch truyền thông ngắn hạn hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
CHUẨN TRÌNH TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG:
1. TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CHO KHÁCH HÀNG TRÊN CƠ SỞ:
* Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
* Thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông
* Hiệu quả từ các phương tiện truyền thông
* Hiệu quả truyền thông của đối thủ cạnh tranh
* Sự chấp nhận quảng cáo tại mỗi địa phương
2. QUY TRÌNH TƯ VẤN:
Phân tích trước khi lập kế hoạch
* Phân tích ngành hàng
* Loại phương tiện truyền thông thường dùng
* Lý do lựa chọn phương tiện truyền thông
* Thị trường mục tiêu của đối thủ
* Mức đầu tư cho mỗi thị trường?
* Đâu là thời điểm hiệu quả
* Các đối thủ đầu tư media như thế nào?
* Đánh giá hiệu quả đặt chỗ media
* Vị trí ưu tiên cần chiếm lĩnh
* Phân tích mức đầu tư vào ấn phẩm in
* Cập nhật các chương trình của đối thủ cạnh tranh
3. LẬP KẾ HOẠCH
* Đâu là thị trường ưu tiên?
* Làm thế nào để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường
* Mức đầu tư
* Đề xuất mức đầu tư
* Xây dựng kế hoạch media tổng thể
* Cam kết vị trí ưu tiên tương xứng
* Trao đổi và thống nhất kế hoạch media tổng thể
* Đề xuất bản Media chi tiết
* Đặt chỗ
* Đề xuất chương trình tài trợ chương trình
* Đặt chỗ – giám sát – thực hiện
* Đặt chỗ với vị trí ưu tiên, thời điểm hiệu quả và giảm giá cạnh tranh
* Gửi tư liệu
4. GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
* Báo cáo theo dõi hàng tuần để tung ra các chiến dịch mới tại các thị trường chính
* Báo cáo ngân sách TV/ báo chí
* Báo cáo hiệu quả quảng cáo của các nhãn hiệu
* Gửi chứng nhận phát sóng
* Thanh lý hợp đồng
5. QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
Ngày nay bên cạnh quảng cáo, hoạt động Quan hệ công chúng (PR) trở thành yếu tố cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. PR chính là một giải pháp hữu hiệu trong việc thiết lập giao tiếp, xây dựng và định vị hình ảnh thương hiệu. PR nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp/truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm được coi là công chúng.
PR sẽ là một công cụ truyền thông mạnh mẽ, một khi nó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ đạt được những mục tiêu lớn và giúp những doanh nghiệp lớn duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực của mình.
Đối với bất kỳ mô hình doanh nghiệp nào, PR giúp đẩy nhanh kết quả bán hàng, đẩy mạnh thương hiệu và làm tăng mức độ nhận biết, tạo ra sự chia sẻ hiểu biết của công chúng đối với doanh nghiệp và sản phẩm trong việc xác định phân khúc & chiếm lĩnh thị trường.
PR/ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG
Ngày nay PR đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong một chiến dịch tiếp thị tổng thể. Bạn đang cho rằng PR cũng chỉ là một dạng của quảng cáo, báo chí hoặc tiếp thị! Nhưng PR không phụ thuộc vào 3 lĩnh vực này. PR không phải là báo chí, không phải là quảng cáo và cũng không phải là tiếp thị! Nếu tận dụng PR đúng phương pháp thì bạn sẽ có một kết quả tốt với ngân sách vô cùng hợp lý.
Rủi ro là một phần không thể tránh khỏi của các chiến dịch tiếp thị, kinh doanh, PR và kể cả chính sách công ty. Và doanh nghiệp của bạn đã lường trước và có kinh nghiệm ứng phó khi có khủng hoảng?
Với sự am hiểu thị trường, văn hóa Việt Nam và kinh nghiệm dày dạn chúng tôi tự tin khẳng định bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi giao phó các kế hoạch PR cho chúng tôi!
6. KHAI THÁC TÀI TRỢ PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
Tài trợ các chương trình truyền hình và phát thanh luôn tạo nên những hiệu quả truyền thông gây ấn tượng mạnh, mở rộng kết nối. Bằng cách này, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được quảng bá, khuếch trương rộng rãi và có chỗ đứng vững chắc trong tâm trí công chúng, đẩy mạnh giá trị thương hiệu.
Thương hiệu của doanh nghiệp được đồng hành, sát cánh và gắn liền với những chương trình chất lượng, nội dung sâu sắc, sát thực – qua đó cảm nhận về uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp có tầm vóc, định hướng tới cộng đồng quan tâm.
Hãy hợp tác với ICOLOR , khách hàng hoàn toàn an tâm với hiệu ứng tích cực của truyền thông!
Tham khảo: thiết kế profile| thiết kế catalogue| thiết kế brochure| thiết kế hồ sơ năng lực| thiết kế logo thương hiệu| thiết kế logo chuyên nghiệp| nhận diện thương hiệu